ĐBQH hiến kế chống dịch COVID-19 theo “3 tầng”

 

SKĐS - ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu (đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định) đề xuất, chúng ta phải chia hệ thống chống dịch thành “3 tầng” theo như Bộ Y tế đã có hướng dẫn cụ thể.

Quảng Ninh là địa phương làm tốt công tác chống dịch COVID-19

Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ nhất – Quốc hội khóa XV, chiều 25/7 Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường  về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021 (trong đó có nội dung về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tới).

Nêu ý kiến tại hội trường, ĐBQH Đỗ Thị Lan (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh) cho biết, tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, số ca nhiễm tăng nhanh ở một số tỉnh. Trong bối cảnh này, đại biểu thống nhất cao với việc Quốc hội kịp thời đưa vào nội dung nghị quyết của kỳ họp về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới. Đồng thời đề nghị Chính phủ rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các Chỉ thị 15, 16 trong thời gian vừa qua để có sự nhìn nhận, đánh giá một cách toàn diện, để có thể ban hành Chỉ thị mới nhằm phòng, chống dịch bệnh, đáp ứng với yêu cầu có những biến chủng mới và phòng, chống dịch bệnh trong tình hình mới.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh).

Bên cạnh đó, có chỉ đạo các ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả hơn, tăng cường nguồn cung cấp vaccine, đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch tiêm phòng cho người dân, giảm thiểu số ca nhiễm và tử vong.

Đại biểu dẫn chứng cụ thể từ thực tế tại Quảng Ninh cho thấy, việc xây dựng kịch bản phòng, chống dịch chi tiết, tổ chức thực hiện nghiêm túc và tốt tất cả các khâu, như kiểm soát, truy vết, khoanh vùng, tổ chức cách ly, các cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể cũng như tổ dân, khu phố và người dân tham gia một cách tích cực, nắm bắt các thông tin chỉ đạo của tỉnh hằng ngày, nhờ đó sẽ không có những ca lây nhiễm trong cộng đồng, cơ bản khống chế được dịch bệnh trên địa bàn.

Đại biểu đề nghị Chính phủ có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thu hút có hiệu quả nguồn vốn đầu tư khu vực tư nhân cho đầu tư phát triển để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, chiến lược phát triển kinh tế 10 năm và nhu cầu đầu tư hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, dự án trọng điểm quốc gia, các dự án động lực là hết sức cần thiết, nhất là trong điều kiện ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nguồn thu ngân sách sẽ gặp nhiều khó khăn, rất cần phải thu hút nguồn vốn đầu tư của lĩnh vực tư nhân, đầu tư nước ngoài cho đầu tư hạ tầng.

Giải pháp “3 tầng” chống dịch COVID-19

Sau khi ĐBQH Đỗ Thị Lan phát biểu xong, ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu (đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định) đã tranh luận và cho rằng, trong đợt dịch bùng phát này thì chúng ta không thể lấy ca nhiễm của một tỉnh được coi là tiêu chí thành công, vì với chủng Delta này không thể biết được, có khi buổi sáng thức dậy tỉnh mình đã bùng phát rồi.

“Do đó, tiêu chí để chống dịch tốt đó chính là chúng ta còn có kịch bản đầy đủ cho việc tránh bùng phát dịch. Giai đoạn này chúng ta cần thiết theo nguyên tắc chung của cả nước để chống dịch. Theo tôi có 3 nguyên tắc: Nguyên tắc thứ nhất là chống lây lan tối đa; thứ hai là giảm tỷ lệ tử vong tối đa và thứ ba là đảm bảo phát triển kinh tế”, Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh.

Phân tích thêm cho điều này, ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu cho biết, đối với nguyên tắc thứ ba, cần phải chia hệ thống chống dịch ra “3 tầng” giống như Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể.

ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu (đoàn ĐBQH tỉnh An Giang).

Đối với tầng thứ nhất, đấy là các bệnh viện dã chiến chăm sóc bệnh nhân F0, người nhiễm F0, người nhiễm không có triệu chứng nên nhiệm vụ là không bỏ sót các triệu chứng sớm khiến họ trở thành bệnh nhân thực sự. Chính vì vậy, cách ly tập trung trong bệnh viện dã chiến cần thực hiện nghiêm túc quy trình theo dõi chặt chẽ, điều kiện sinh hoạt bảo đảm.

Nếu không được như vậy, ở những vùng dịch bùng phát có thể triển khai cách ly F0 tại nhà với các gói theo dõi ứng dụng khám chữa bệnh từ xa như đã và đang thực hiện ở Ấn Độ và mới đây là Myanmar. Những người nhiễm không triệu chứng có nhà riêng đủ điều kiện cách ly cần được thực hiện gói chăm sóc như nhân viên y tế, điện thoại 2 ngày mỗi lần, sử dụng App chuyên dụng để tự nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm và cách xử lý, video call các bác sĩ từ xa...

Tầng 2 là tầng chúng ta đã triển khai rộng rãi từ nhiều năm nay, đó là các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện điều trị các bệnh nhân mức độ vừa chưa cần thở máy hay can thiệp lọc máu. Tuyến này cần nhất là đào tạo nhân viên y tế, nắm chắc các khuyến cáo, hướng dẫn mà Bộ Y tế thường xuyên cập nhật. Cần đánh giá mức độ bệnh chính xác để không chuyển tuyến quá sớm hay quá muộn. Ngoài trang bị kiến thức chúng ta cần khẩn trương bổ sung cho tầng này máy oxy dòng cao, Monitoring theo dõi, thuốc men trong danh mục điều trị COVID-19.

Tầng 3 là tầng quan trọng nhất, đây là các trung tâm điều trị bệnh nhân nặng nguy kịch, chúng ta cần khẩn trương hình thành các trung tâm này. Nơi đây chỉ nhận và điều trị các bệnh nhân cần thở máy, lọc máu hay hỗ trợ ECMO. Nguồn lực của cả Trung ương và địa phương cần tập trung vào đây để sao cho số giường ICU không thấp hơn 5% tổng số ca nhiễm ước tính. Ví dụ như ước tính 100.000 bệnh nhân COVID-19 thì phải chuẩn bị 5.000 giường ICU.


Comments

Popular posts from this blog

GYNOFLOR GYNECOLOGICAL SUPPOSITORIES: USES AND USAGE DETAILS

10 WAYS TO TREAT PREMATURE EJACULATION TO HELP REGAIN MAN'S COURAGE

TAM ANH GENERAL HOSPITAL: DEPARTMENTS & TREATMENT PRICE LIST